Từ ngày 23 đến 25/5/2016, Tổng thống Mỹ
Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam, trước sự kiện này báo VietTimes đã
có bài phỏng vấn với Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Văn Bàng. Nhân đây chúng tôi
xin trích lược những ý chính của bài phỏng vấn trên để độc giả có những hình dung rõ
hơn về mối quan hệ Việt Mỹ từ trước tới nay và trong tương lai.
Theo
đánh giá của cựu đại sứ Lê văn Bàng, người Mỹ hết sức thực dụng. Họ làm mọi
việc đều xuất phát từ lợi ích quốc gia. Mọi sự xoay trục chiến lược trên thế
giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, đều vì lợi ích của
họ cả. Cái đó là xuyên suốt. Chiến tranh Thế giới thứ 2 Mỹ liên minh với Liên
Xô chống Nhật, chống phát xít Đức. Sau đó, Mỹ lại thiết lập quan hệ đồng
minh với Nhật, với Đức để chống lại Liên Xô, chống lại sự bành trướng của Trung
Quốc.
Vì
vậy mới có chuyện lúc thì Mỹ liên minh với người này chống người kia. Có lúc
lại liên minh với người kia để kiềm tỏa người này. Tất cả các mối quan hệ đó
đều phục vụ cho lợi ích của nước Mỹ. Phục vụ sự hiện diện của Mỹ ở châu Á-Thái
Bình Dương.
‘’ Thế còn Việt Nam thì sao?” Tại sao có lúc
chúng ta là đồng minh của Mỹ chống phát xít, rồi lại đánh Mỹ? Bây giờ tại sao
lại muốn quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ?... Theo Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ
Lê Văn Bàng đó là những câu hỏi mà không ít người đã hỏi từ nhiều năm nay.
Theo
quan điểm của ông: Việt Nam cũng có một vấn đề xuyên suốt: đó là độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Từ 1945 đến nay chúng ta làm là vì cái đó.
Có câu chuyện phát triển kinh tế nữa, nhưng chủ yếu là chủ quyền, là lãnh thổ.
Vì vậy, chúng ta cũng phải tập hợp lực lượng để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ hòa bình và phát triển kinh tế.
Ông Bàng chia sẻ thêm: Cách đây khoảng 10-15 năm, khi tôi nói chuyện với một số
chính trị gia Mỹ, họ nói rằng một ngày nào đó Mỹ và Việt Nam sẽ có quan hệ
chiến lược. Lúc đó tôi ngạc nhiên, tôi đã phải ứng: “Ông nói lại đi xem nào!
Các ông bây giờ vào Việt Nam chúng tôi còn ghét các ông lắm, chiến lược cái
gì”. Đấy, lúc đó các nhà lãnh đạo Mỹ, kể cả ông Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việt
Nam Pete Peterson, đã nói thế. Thế thì ở đằng sau câu nói ấy, họ đã nhìn thấy
trước vấn đề rồi. Lý luận của họ là “đến một ngày nào đó vấn đề chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của “các anh” sẽ bị Trung Quốc đe dọa và lúc đó “các anh” sẽ
cần tới chúng tôi thôi. Đến lúc đó quan hệ nó sẽ được nâng lên ở tầm chiến
lược”. Họ là nước lớn, họ có tầm nhìn chiến lược. Mình nhiều khi còn cảm tính
lắm.
Trả
lời câu hỏi: Vậy
trong tất cả các đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, thì
ai là người có thể giúp chúng ta hữu hiệu nhất trong việc phát triển kinh tế và
đảm bảo an ninh quốc gia? Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê
Văn Bàng nhận định:
Có
lẽ hiện tại chỉ có Mỹ là đáp ứng được yêu cầu. Chứ còn “ông” Nga thì chỉ bán
cho chúng ta được vũ khí thôi, chứ nhìn đấy, vừa qua ông Ngoại trưởng Nga
Sergei Lavrov phát biểu là “không nên quốc tế hóa Biển Đông”. Tự nhiên ông ấy
dội một gáo nước lạnh vào tình cảm của người Việt Nam. Còn Trung Quốc thì chúng
ta biết rồi, miệng thì rất là hữu hảo, nhưng lúc nào cũng tìm mọi cách xâm chiếm
lãnh thổ của chúng ta. Còn Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ rất tốt với ta, nhưng họ
là những nước tiềm lực cũng có hạn.
Ông
Bàng cũng đánh giá, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ở mức độ nào là tùy thuộc
vào tình hình thực tế. Vấn đề “đồng minh chiến lược” sẽ được quyết định khi mà
quyền lợi của hai nước bắt buộc. Bây giờ tôi giả sử là có sự đe dọa chiến tranh
đối với Việt Nam ở biển, đảo hoặc trên đất liền thì lúc đó Việt Nam phải tính
toán: “Để ngăn chặn thảm họa này chúng ta phải làm gì?”. Đấy, những lúc như thế
thì có thể quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ nâng lên mức cần thiết nhất. Còn tình
thế chưa đến mức như thế thì nó chưa thể nâng lên được. Hiện tại thì chưa thể
nói Mỹ và Việt Nam khi nào có thể trở thành đồng minh chiến lược được. Thế
nhưng tình thế bắt buộc thì nó sẽ hình thành thôi.
Tình
thế như vậy theo tôi là chưa xảy ra và khó xảy ra. Vì bên cạnh việc hợp tác với
Hoa Kỳ đang ngày càng được nâng lên thì bản thân chúng ta cũng đang cố gắng cải
thiện quan hệ với các đối tác đang chống lại chúng ta để làm cho tình hình bớt
căng thẳng đi, hết đe dọa đi. Cho nên đây là nghệ thuật tập hợp lực lượng để
cân bằng lực lượng và cuối cùng là giữ vững mục tiêu độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ và phát triển được đảm bảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét