Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CƠ SỞ Y HỌC CỔ TRUYỀN

BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ CƠ SỞ
Kính gửi : - Ban giám hiệu trường Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác
                  - Trạm y tế xã Lê Lợi – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng
LỜI MỞ ĐẦU
Với mục tiêu để cho học sinh trải nghiệm nắm bắt những kinh nghiệm thực tế nhằm nâng cao kiến thức, tay nghề và hiểu rõ hình thức hoạt động của các Bệnh viện, Phòng khám đa khoa và Trạm y tế cơ sở trong hệ thống Y tế công lập Việt Nam, Ban giám hiệu Trung cấp Y dược Lê Hữu Trác đã tổ chức cho học sinh Lớp Y7 về thực tế tại các địa phương từ ngày 09/03 đến 09/04/2015.  Sau một tháng đi thực tế tại Trạm y tế xã Lê Lợi – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, nhân viên trạm y tế em đã nhận thức sâu sắc hơn vai trò của một y sỹ YHCT. Từ đó vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đi đôi với việc tuyên truyền hướng dẫn nâng cao ý thức sử dụng các cây thuốc quanh nhà để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.
Sau thời gian đi thực tế tại cộng đồng em đã tiếp thu được những kinh nghiệm bổ ích tại địa phương, qua đó em đã hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của nhân viên trong trạm, cơ cấu tổ, mô hình hoạt động, các loại bệnh tật và phương thức điều trị. Đây chính là  những kiến thức bổ ích, là hành trang giúp em bước vào nghề một cách tự tin với chuyên môn nghiệp vũ vững vàng.
Với tấm long biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, cùng tập thể cán bộ nhân viên trạm y tế xã Lê lợi đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lê Lợi, tháng 04 năm 2015





A - TÌNH HÌNH THỰC TẾ TẠI TRẠM Y TẾ XÃ LÊ LỢI:
I: Khái quát một số nét cơ bản của trạm y tế xã Lê Lợi.
Trạm y tế xã Lê Lợi – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng được xây dựng mới năm 2009, trên diện tích 1200 m2 trong đó hệ thống nhà công vụ, sân vườn cây xanh bóng mát và công trình vệ sinh chiếm khoảng 1000 m2,diện tích dành cho vườn thuốc nam rộng  200m2. Trạm có 11 phòng chức năng gồm: 01 phòng hành chính (phòng họp), 01phòng trực, 01 phòng dược, 01 phòng khám bệnh, 01 phòng tiểu phẫu, 02 phòng sản, 01 phòng hấp sấy dụng cụ, 01 lưu bệnh nhân, 01 phòng truyền thông, 01 phòng kế hoạch hoá gia đình và 10 gường bệnh. Các phòng có đủ điều kiện ánh sáng, thông gió để quản lý thuốc, có đủ trang thiết bị y tế để sơ cấp cứu ban đầu, có biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh sạch sẽ.
Với nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phát hiện sớm, phòng và chống dịch bệnh trên địa bàn. Trong những năm qua, Trạm Y tế xã Lê Lợi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hằng năm, trạm y tế xã đảm nhiệm khoảng 75 - 80% dịch vụ khám chữa bệnh tại địa phương, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ khác như tiêm chủng mở rộng, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm... Nhờ những nỗ lực không ngừng của đội ngũ y, bác sĩ, sự đầu tư của nhà nước mà trạm y tế xã Lê Lợi ngày càng hoàn thiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Bên cạnh đó, công tác giám sát dịch bệnh ngày càng chặt chẽ, chẩn đoán và điều trị kịp thời khi người dân đến cơ sở y tế, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do nhiều dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi và bà mẹ mang thai. Nhiều bệnh thường gặp ở phụ nữ, trẻ em đã được giải quyết ngay từ tuyến cơ sở.
Do đặc điểm thời tiết, khí hậu của vùng núi Đông bắc bộ diễn biến thất thường, độ ẩm cao nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra với mức độ phức tạp. Tuy nhiên, trạm y tế xã vẫn luôn hoàn thành vai trò là điểm tựa vững chắc trong phòng chống dịch bệnh, qua đó giúp nhân dân an tâm lao động sản xuất, góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Những đóng góp này rất có ý nghĩa trong việc góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống của nhân dân.
II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRẠM Y TẾ XÃ LÊ LỢI:
1/ Chức năng và nhiệm vụ:
- Trạm y tế xã là đơn vị kĩ thuật đầu tiên, là tổ chức y tế cơ sở trong mạng lưới chăm sóc sức khỏe quốc gia, chịu sự quản lý, lãnh đạo của các cơ quan nhà nước teo quy định của pháp luật_ủy ban nhân dân xã. Trạm y tế xã có chức năng quản lý nhà nước về y tế và trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn với nhiệm vụ như sau:
-  Lập kế hoach và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trình lên ủy ban nhân dân xã, báo cáo với phòng y tế và tổ chức triển khai thực hiện.
-  Phát hiện và báo cáo kịp thời các dịch bệnh lên tuyến trên.
- Tuyên truyền, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe người mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình.
- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chũa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và mở rộng đến hộ gia đình.
- Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn,hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
-  Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định của đơn vị mình phụ trách.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn xóm và nhân viên y tế cộng đồng.
- Tham mưu cho chính quyền xã và trưởng phòng y tế huyện, chỉ đạo các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu.
2. Bộ máy tổ chức trạm và nhiệm vụ của nhân viên y tế
- Trạm y tế xã Lê Lợi chịu sự quản lý chỉ đạo giám sát của phòng y tế huyện Thạch An về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực ytế và chịu sự quản lý của ủy ban nhân dân xã trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
- Trạm y tế xã  có 7 cán bộ nhân viên trạm, cùng 8 cán bộ y tế thôn bao gồm các chức danh chuyên môn.
a/ Cơ cấu tổ chức hoạt động của trạm y tế xã Lê Lợi
*/ Mô hình tổ chức 



b / Nhiệm vụ nhân viên y tế
*. Nhiệm vụ của trạm trưởng
- Quản lý và điều hành mọi mặt hoạt động của trạm y tế.
-  Tham mưu cho cấp Đảng, Uỷ, chính quyền và cơ quan chuyên môn cấp trên về các vấn đề y tế trên địa bàn
- Lập kế hoạch thực hiện các nội dung 10 chuẩn quốc gia về y tế xã theo tháng, quý, năm và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trực tiếp tham gia thực hiện một số nội dung như: quản lý sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh kết hợp Đông- Tây- Y, xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Thực hiện chế độ giao ban, báo cáo với các cơ quan quản lý theo quy định.
*. Nhiệm vụ của Phó trưởng trạm Y Tế:
- Thực hiện theo sự phân công của trạm trưởng. Cùng với trạm trưởng điều hành công việc chung, phó trạm còn có trách nhiệm thay thế khi trạm trưởng vắng mặt, và phụ trách một số chương trình của trạm.
- Lập hồ sơ sức khoẻ cho nhân dân, theo dõi sức khoẻ các đối tượng ưu tiên, đối tượng chính sách, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính, bệnh xã hội.
- Khám chữa bệnh kết hợp đông tây y theo dõi sức khoẻ bệnh nhân tại trạm, tại nhà.
- Trực tiếp phụ trách, tham gia thực hiện các chương trình y tế.
*. Nhiệm vụ của nữ hộ sinh
-Quản lý thai nghén, tư vấn chăm sóc thai nghén, sinh đẻ an toàn, chăm sóc trẻ sơ sinh
- Tiêm chủng cho trẻ em theo đúng lịch quy định
- Vận động nhân dân sinh đẻ có kế hoạch, tư vấn hướng dẫn các biện pháp tránh thai
- Thực hiện KT dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, theo dõi sự pháp triển dân số của địa phương
- Quản lý theo dõi sức khoẻ các cháu trường mầm non
 *. Nhiệm vụ của điều dưỡng
- Giúp bác sỹ lọc hồ sơ sức khoẻ, khám chữa bệnh, theo dõi bệnh nhân tại trạm tại nhà
- Lấy máu tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy đờm gửi đi xét nghiệm
-Giúp trạm trưởng thống kê báo cáo
- Trực tiếp tham gia các chương trình y tế
*. Nhiệm vụ của dược tá
- Quản lý mọi nguồn thuốc của trạm y tế, lĩnh cấp phát mua và bán thuốc thông thường, bán thuốc theo đơn phục vụ nhu cầu của nhân dân
- Tổng hợp báo cáo sử dụng thuốc theo quy định
- Kết hợp với y sỹ y học dân tộc, lương y thu mua, chế biến dược liệu, chăm sóc vườn thuốc nam của trạm.
* Hành chính (kế toán dược)
+ Vào sổ các chứng từ nhập khẩu và quản lý sổ sách hoá đơn chứng từ cấp phát thuốc để quyết toán và báo cáo với trạm trưởng.
+ Tham gia kiểm tra định kỳ mặt hàng mỗi tháng một lần, nếu có sổ thuốc thừa hay thiếu phải báo cáo với trưởng khoa để có biện pháp giải quyết.
III - HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM:
1, tổ chức hoạt động chuyên môn
     Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng y tế huyện, sự hỗ trợ về chuyên môn cửa các trung tâm chuyên khoa, cùng sự đoàn kết thống nhất của đơn vị quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch chuyên môn do cấp trên giao.
     Tập thể đơn vị luôn cố gắng hoàn thành công tác, chấp hành mọi chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước đề ra, gương mẫu chấp hành sự phân công của cấp trên, nội quy, quy chế của đơn vị và ngành, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
     Có tinh thần học tập chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, tham gia đầy đủ các đợt thực tập chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao.
2, Tổ chức hoạt động các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, và chương trình khác.
      Trạm y tế xã là đơn vị đầu tiên tiếp xúc với người dân trong xã, giữ vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong những năm qua trạm đã tổ chức tốt các hoạt động y tế tại địa phương và hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu cấp trên đã giao.
2.1, hoạt động khám chữa bệnh:
      Trạm đã tổ chức khám chữa bệnh tại trạm cho người dân trong xã chủ yếu là các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng khám dịch vụ có chất lượng và hiệu quả. Năm 2014 đạt 4236 ca, 3 tháng đầu năm 2015 đạt 1661 ca.
2.2, Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản
     Chăm sóc sức khỏe sinh sản là một chiến lược Quốc gia mà hiện nay đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và chú trọng.  Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thai nên đi khám thai nhiều lần, tối thiểu phải được khám 03 lần trên 03 kỳ thai nghén. Để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, ngay từ đầu năm, Trạm Y tế đã chủ động lập kế hoạch, lên danh sách đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đối tượng nào mới kết hôn, đối tượng nào mới có một con vẫn còn tiếp tục sinh đẻ của từng thôn giao cho y tế thôn phụ trách. Đồng thời lập kế hoạch cụ thể cho hàng tuần, hàng tháng, hàng quý về truyền thông tư vấn và bồi dưỡng kiến thức kỹ năng tư vấn cho y tế thôn.
    Cụ thể năm 2014, đã viết được 9 bài tuyên truyền và phát trên hệ thống truyền thanh của xã mỗi tuần phát một lần; tổ chức truyền thông tư vấn phụ nữ có thai được 03 buổi tại Trạm Y tế với tổng số 172 lượt người tham gia; Phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể, thôn xóm để tư vấn truyền thông lồng ghép được 12 buổi cho 620 lượt người nghe về kiến thức chăm sóc SKSS; 100% phụ nữ có thai được đẻ tại cơ sở y tế do cán bộ có chuyên môn đỡ, không để sảy ra tai biến gì do sai sót về chuyên môn
Kết quả trên đánh dấu một bước thay đổi về hành vi nhận thức của chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và cũng là cả một quá trình vận động của đội ngũ làm công tác y tế xã Lê Lợi
2.3, Tiêm chủng mở rộng
-         Trẻ em MDĐ Đ và PNCT được phòng uốn ván sơ sinh đạt 100% năm 2014, trẻ em được tiêm chủng 3 tháng đầu năm 2015 đầy đủ đạt 35%, tiêm chủng  BCG  đạt 375, UV2 đạt 42%.
-         Tổ chức tiêm chủng dịch vụ các loại rubella, quai bị, sởi, viêm gan b.
-         Trạm  đảm bảo cung ứng vacxin đầy đủ, không có tai biến xảy ra, không phát hiện trẻ em mắc các bệnh trong chương trình TCMR.
2.4, Hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
-         toàn xã có 1346 trẻ <5 tuổi số trẻ suy dinh dưỡng 3 tháng đầu năm là 80 trẻ, chiếm tỉ lệ 6%
-         giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh dưới 2.5kg <5%
-         trên 90% phụ nữ mang thai được dự thực hành dinh dưỡng
-         100% trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi cân nặng và biểu đồ tăng trưởng hàng tháng_quý
2.5, Công tác phòng chống bệnh sốt rét
-         công tác phòng chống dịch sốt rét được quan tâm, sát sao chặt chẽ, nhất là ở thôn Thắng Dầu do địa hình giáp đồi núi.
-         Ngày 16/3 trạm tổ chức chiến dịch phòng chống bệnh sốt rét: tiến hành tẩm màn cho dân, và kéo lam máu tìm kí sinh trùng.
2.6, Công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết
-         thực hiện chiến dịch diệt lăng quăng tại 5 thôn để phòng chống sốt xuất huyết đạt kết quả cao.
-         thường xuyên giám sát hoạt động cộng tác viên ở các thôn xóm đến từng hộ gia đình diệt bọ gậy và một số vấn đề sức khỏe ưu tiên, nên dịch bệnh không bùng phát.
-         từ đầu năm đến nay không phát hiện ca nào mắc sốt xuất huyết.
2.7, Phòng bệnh tay chân miệng
-         Tổ chức tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, viết bài về cách phòng chống, biểu hiện, triệu chứng của bệnh tay chân miệng gửi lên truyền thanh xã.
-         Tổ chức phát tờ rơi khuyến cáo về bệnh tay chân miệng.
-         Cử cán bộ y tế phối hợp cùng nhân viên y tế trường học đến các lớp học của trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng trừ, rửa tay bằng xà phòng.
-         Từ đầu năm đến nay, phát hiện 1 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng nhưng đã được chữa trị kịp thời, dịch không lây lan.
2.8, Phòng chống viêm não mô cầu, tả.
      Trạm y tế gửi thông báo tình hình dịch bệnh viêm màng não do não mô cầu đến toàn thể cán bộ, nhân viên, các cơ quan đơn vị đóng quân trên địa bàn.
2.9, công tác phòng chống HIV/AIDS
-         Thực hiện truyền thanh trên đài phát thanh xã
-         Thực hiện tư vấn cho những đối tượng nhiễm HIV.
2.10, Công tác phòng chống bệnh lao
     Thực hiện quản lý tốt người bệnh lao. Khám phát hiện người bệnh có triệu chứng ho khạc, tổ chức lấy đờm xét nghiệm, tìm vi trùng và thực hiện điều trị.
2.11, Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
-         Không có ca tử vong do ngộ độc thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất ngộ độc thực phẩm xảy ra.
-         Triển khai tập huấn, kiểm tra VSATTP cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã.
-         Tổ chức khám và quản lý sức khỏe công nhân lao độngtại các công ty, xí nghiệp thuộc phạm vi xã.
2.12, Công tác phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em
-         Thường xuyên thực hiện tuyên truyền phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trẻ em trên đài truyền thanh xã.
-         Tăng cường giám sát hệ thống y tế tư nhân nhằm quản lý tốt việc khám chữa bệnh cho trẻ em mắc ARI
1.13, Hoạt động vệ sinh môi trường
     Trạm y tế xã lập kế hoach trình lên ủy ban nhân dân xã tổ chức, phồi hợp với các đoàn thể (thanh niên, phụ nữ) thu gom, xử lý rác thải. tuyên truyền, vận động từng hộ gia đình thu gom rác thải, không vứt rác thải bừa bãi…vv..
3/ Cách tổ chức cho bệnh nhân khám bệnh và cấp phát thuốc
Nguyên tắc hoạt động chung:
* Y sỹ, y tá: Khi bệnh nhân đến khám tại trạm:
- Đoán tiếp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với thái đọ niềm nở hòa nhã
- Viết phiếu, kê khai những danh mục hành chính cần thiết vào sổ khám chữa bệnh.
- Giúp đỡ bác sỹ tham gia làm các thủ thuật thăm khám.
- Hướng dẫn bệnh nhân làm các thủ tục lưu trú hoặc chuyển viện(nếu có)
* Dược sỹ:
- Cấp phát thuốc cho bệnh nhân (Trước khi cấp phát thuốc )
+ Kiểm tra hoá đơn, đơn thuốc, phiếu lĩnh
+ Kiểm tra nhãn thuốc
+ Tên thuốc ở đơn và nhãn
+ Nồng độ và lượng
+ Số lượng đơn thuốc và số lượng thuốc giao.
4. Hồ sơ biểu mẫu và những ghi chép tại trạm
1/Sổ khám bệnh hàng ngày
2/Sổ theo dõi bệnh nhân điều trị nội trú
3/Sổ khám bệnh người nghèo
4/Sổ giao ban hang ngày, tháng
5/Sổ theo dõi sức khoẻ cho các đối tượng xã hội
6/Sổ bệnh nhân sốt rét
7/Sổ tuyên truyền
8/Sổ theo dõi bệnh nhân thuộc các bệnh xã hội
9/Sổ tiêm chủng mở rộng
10/Sổ theo dõi dân số KHHGĐ
11/Sổ điều trị khám nội khoa
12/Sổ khám BHYT
13/Các loại sổ về thuốc dược.
5, Danh mục các loại thuốc đang sử dụng tại trạm
a.Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm:
TT
Tên thuốc,hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Paracetamol 0,3g; 0,5g
Viên
Uống
2
Aspirin 0,25g, 0,5g
Viên
Uống
3
Natri Diclofenac 75g, 100g
Ống, viên, mỡ
Uống, bôi, tiêm
b.Thuốc chống dị ứng :
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Promethazim    15mg, 25mg
Viên
uống
2
Dimedro            110mg
Viên, ống
uống, tiêm
3
Clorphenamin
Viên, ống
uống, tiêm
c. Thuốc chống nhiễm khuẩn:
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Cephalexin                       500mg
Viên
uống
2
Cephalexin                         1g
lọ
Tiêm bắp
3
Penicillin                     
Viên
uống
d. Thuốc tiêm mạch, lợi tiểu:
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Digoxin            0,25mg, 5mg
Viên nén
uống, tiêm
2
Carvedilol         6,25mg
Viên
uống
3
Lanatosidec              0,2mg
ống
Tiêm
4
Furosemid        40mg, 120mg
Viên, nén ống
uống, tiêm
e. Thuốc tiêu hoá:
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Oresol                   5g
Gói
Uống
2
Biseptol                 480mg
Viên, gói
Uống
3
Klion
Viên
Uống
g. Thuốc tăng cường tuần hoàn não:
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Hoạt huyết dưỡng não
Viên
Uống
2
Stugerol             75mg
Viên
Uống
3
Cavinton             5mg
Viên ống
Uống
h. Thuốc an thần:
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Diazepam            10mg
Viên, ống
Uống, tiêm
2
Gardenal             100,200mg
Viên, ống
Uống, tiêm
3
Barbital              10, 50, 100mg
Viên nén
Uống
4
Phenobarbital     10,50,100mg
Viên
Uống, tiêm

y. Vitamin:
TT
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng
Dạng thuốc
Đang dùng
1
Vitamin     A        500.000ui
Viên, ống
Uống, tiêm
2
Vitamin     B1         250mg
Viên, ống
Uống, tiêm
3
Vitamin     B6          0,125g
Viên ống
Uống, tiêm
4
Vitamin     B12       1000mg
ống
  tiêm
III, Tìm hiểu mô hình bệnh tật
     Sau thời gian thực tập tại trạm y tế xã Lê Lợi, em đã được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân khác nhau. Tình hình bệnh tật của bệnh nhân phụ thuộc rât nhiều vào công tác chăm sóc sức khỏe, điều kiện môi trường, kinh tế, văn hóa – xã hội, chính trị, tập quán,…
-         Việc xác định mô hình bệnh tật là cơ sở koa học giúp cho công tác phòng bệnh, xây dựng kế hoach cấp cứu và điều trị để giúp hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh và tỷ lệ tử vong.
-         Đối tượng tìm hiểu: tất cả bệnh nhân đến khám và điều trị tại trạm y tế xã
-         Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu tất cả hồ sơ bệnh án của trạm
-         Tổng số bệnh nhân trong 3 tháng đầu năm: 4236

Nhóm bệnh
Tên bệnh
Số ca
Tỷ lệ
Bệnh dịch
-         Sốt rét
-         Sốt xuất huyết del
-         Tay chân miệng
-         Sốt phát ban
3
5
5
9
0,06%
0,1%
0,1%
1,8%
Bệnh nội khoa
-         Viêm amidal (chu yếu ở trẻ em)
-         Viêm phổi
-         Tiêu chảy
1273
1034
498
39%
21%
10%
Bệnh ngoại khoa
-         Bệnh da liễu: lở ngứa, mề đay,..
-         Chấn thương do tai nạn giao thông, lao động, sinh hoạt,..
107
276
2,2%
5,6%
Bệnh về thần kinh
-         Hội chứng cổ, vai tay,..
-         Hội chứng thắt lưng hông
-         Hội chứng suy nhược thần kinh suy nhược cơ thể
45
51
375

39
0,92%
1%
7,7%

0,8%
Bệnh về chuyên khoa răng hàm mặt, tai mũi họng
-         Đau mắt đỏ
-         Viêm kết mạc
-         Viêm chân răng, viêm lợi
15
67
362
0,03%
1,4%
5,4%
Bệnh phụ khoa
-         Viêm nhiễm đường sinh dục
-         Rối loạn kinh nguyệt
169

564
2,7%

10,3%

B: NHỮNG CÔNG VIỆC HỌC SINH THAM GIA THỰC HIỆN TẠI TRẠM Y TẾ XÃ LÊ LỢI
I./THAM GIA CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG, LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI CỘNG ĐỒNG
1. Lập kế hoạch các chương trình y tế tại địa phương       
- Các chương trình y tế tại địa phương được thực hiện theo kế hoạch lịch công tác được đề ra nhưng cũng có các chương trình thực hiện do tình hình bệnh tật.
       - Bên cạnh các chương trình đó còn có các chương trình quan trọng nhằm chăm sóc bảo vệ nâng cao sức khoẻ con người, tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng uốn ván, sởi,viêm gan B, chương trình dân số suy dinh dưỡng.v.v..
- Tại trạm y tế phường người phụ trách dược của trạm phải lập kế hoạch cho trạm mình để dự đoán số thuốc điều trị cho hàng tháng.
Tìm hiểu về mô hình bệnh tật và lập doanh thu thuốc dự trù để cung ứng thuốc cho cộng đồng dân cư trong phường mình.
- Qua cách lập kế hoạch trưởng trạm đã hướng dẫn tỉ mỉ điều đó giúp em mai sau ra nghề dược là một con người nhân hậu cẩn thận, kiên trì .
- Đó là muốn nói cách cẩn thận của người làm dược, thái độ của người bán - cấp thuốc phải ân cần, lịch sự lễ phép và hướng dẫn kỹ cách sử dụng thuốc đó là thể hiện đạo đức lương tâm nghề nghiệp.
- Ở mỗi phường ít nhất có một cuốn sách về thuốc và cách dùng do cơ quan được bộ y tế uỷ nhiệm soạn thảo phát hành để tra cứu thường xuyên.
2. Thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe
      - Thực hiện công tác truyền thông giáo dục chủ trương hiện nay là xã hội hoá công tác y tế làm cho mọi người dân mọi gia đình mỗi tập thể cá nhân có kiến thức cần thiết bảo vệ sức khoẻ cho mình và cộng đồng để làm được điều đó chúng ta phải đặt giáo dục truyền thong lên hàng đầu.
- Mạng lưới tổ chức có tính chất xuyên suốt và liên kết chặt chẽ giữa trạm y tế với thôn xóm đến các trường học đóng trên địa bàn.
- Công tác tuyên truyền diễn ra thường xuyên ngay cả khi khám bệnh mọi lúc mọi nơi, có thể tuyên truyền theo mùa vì mỗi mùa xuất hiện một số bệnh.
      Tuyên truyền theo chiến dịch.
Bên cạnh công tác tuyên truyền cần được lồng ghép các chương trình y tế như:
- Chương trình phòng chống dịch tả
- Chương trình phòng chống H1N1
- Chương trình phòng chống lao
- Chương trình phòng chống VSATTP
- Chương trình phòng chống HIV
- Chương trình phòng chống sốt xuất huyết
- Chương trình phòng chống sốt rét.
3. Tham gia hỗ trợ Bác sỹ tư vấn hướng dẫn người bệnh và người nhà bệnh nhân khi đến trạm
- Ở trạm em đã được tiếp xúc với nhân dân đến khám chữa bệnh có điều kiện tư vấn cho họ về cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý khi họ đến khám chữa bệnh ngoài ra còn nắm được chức năng nhiệm vụ của người cán bộ y tế.
- Trong thời gian thực tế tại trạm nhờ sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của cán bộ y tế tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập thực hành tay nghề đồng thời nhờ vào việc chăm chỉ học hỏi tìm tòi bản thân em đã tăng thêm vốn kiến thức bổ ích đặc biệt là sự chỉ bảo của các cô, các chị y tá, bác sỹ tại trạm luôn giải đáp cho em những gì em muốn biết tập cho em làm quen với kiến thức đã học ở trường.
- Khi bệnh nhân đến khám tại trạm nhân viên y tế phải có trách nhiệm hướng dẫn, hỏi han người bệnh, ghi chép đầy đủ các thông tin về giới tính, độ tuổi, cân nặng và triệu chứnglâm sàng: Trên đây là 2 bệnh nhân điển hình em đã cùng tham gia thăm khám với bác sỹ tại trạm y tế xã Lê Lợi.
*  : Ngày 20/03 Bệnh nhân Nông Thị Tình, nữ giới, 32 tuổi, triệu chứng là cảm sốt, đau đầu, chóng mặt, sổ mũi, ho nhiều, nhiệt độ là 38,5 huyết áp 100/70. Bác sỹ đã cho đơn thuốc:
- Hạ nhiệt giảm đau Aspirin 0,5g
- Pracitamol 0,3g 4v/ngày
- Giảm ho : Terpincodein 0,25g 4v/ngày
- Trợ tim, long não spactein vitamin nhóm B, C
- Kháng sinh ampicilin 0,25g  2v/ngày, 2 lần / ngày
- Bác sỹ cũng khuyên bệnh nhân nên sử dụng kết hợp với bài thuốc xông các loại lá có chứa tinh dầu như là bạc hà, kinh giới, lá tre, lá chanh, hành …
* 9h/ ngày 30/04 trạm y tế tiếp nhận bệnh nhân Triệu Thị Nhài nữ 38 tuổi, Mạch: 70 lần/phút, Nhiệt: 37 độ C, Huyết áp: 90/70 mmHg với các triệu chứng:
- Bệnh nhân bị đái buốt, đái rắt, nước tiểu đục có khi lẫn mủ, qua kết hợp thăm khám một số dấu hiệu triệu chứng khác Bác sỹ đã đưa ra chẩn đoán bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu và cho đơn thuốc.
- Doxycylin    500mg – 2v/lần – 2 l/ngày
- Furosemid    400mg – 2v/lần – 2 l/ngày
- Cortinoxazol    0,48x 2-4v/ngày x 2 lần/ngày
- Bên cạnh đó, dựa vào kinh nghiệm điều trị và qua sưu tầm các bài thuốc dân gian bác sỹ khuyên bệnh nhân sử dụng các vị thuốc nam sau để kết hợp điều trị  bệnh viêm đường tiết niệu: Rau diếp cá 10g, mã đề 5g, rễ nhót 10g thài lài tía 8g, rễ cỏ tranh 8g, rau má 15g, râu ngô 10g. Sắc uống liền trong 5-7 ngày.
* 8h ngày  04 tháng 04 : Bệnh nhân Nông Văn Thanh 14 tuổi đến trạm với các triệu chứng : sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.
Qua thăm khám Bác sỹ đã giải thích cho gia đình bệnh nhân với nội dung như sau: Hiện tại người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiểu tiện bình thường, chưa cần cần uống thuốc và đề nghị bệnh nhân vê nhà nghỉ ngơi để theo dõi tiếp. Bác sỹ cũng lưu ý với người nhà bệnh nhân có thể dùng nước đun sôi để nguội, tắm rửa, tránh gió, gia đình bệnh nhân có thể sử dụng kinh nghiệm dân gian để điêu trị bệnh theo phương thuốc:
-         Dùng lá dâu dằm tươi 30g rửa sạch, lá tre tươi 20g, cỏ mần trầu tươi 20g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20g, thái ngắn. Nước 1000ml, sắc còn 300ml, mỗi lần uống 30-50ml, chia uống trong ngày.
-         Nếu bệnh nhân không tiến triển thì đưa ngay tới trạm để bác sỹ có biện pháp can thiệp.
* Cũng trong thời gian thực tế tại trạm, êm đã tham gia đóng góp hướng đẫn các bệnh nhân một số bài thuốc dân gian chữa các bệnh đơn giản thường gặp như: Bệnh tiêu chảy, Bệnh viêm họng…. 
- Chữa chữa tiêu chảy
Búp ổi, củ riềng, củ sả mỗi thứ 8g sao vàng, sắc uống
Búp ổi 4g, vỏ quýt khô 6g, gừng tươi 8g, củ sả 8g, sao vàng sắc uống
- Chữa viêm họng
Sài đất 100g, cỏ chỉ thiên 100g, sắc uống trong 3 ngày, mỗi ngày 1-2 lần
II- THAM GIA XÂY DỰNG VƯỜN THUỐC NAM TẠI Y TẾ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGƯỜI DÂN SỬ DỤNG CHỮA CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG.
1, Mô hình vườn thuốc nam
Trong thời gian thực tập thực tế cơ sở tại trạm, em đã tham gia công tác chăm sóc, cải tạo, tu bổ vườn thuốc nam cùng với cán bộ nhân viên y tế của trạm. Em được tìm hiểu mô hình vườn thuốc nam, được hướng dẫn cách chăm sóc, thu hái, phơi sấy, bảo quản thuốc, dược liệu, được tìm hiểu công dụng, một số bài thuốc y học cổ truyền được sử dụng tại xã để chữa một số bệnh thông thường.
Trạm y tế xã Lê Lợi dành trên 200m2 đất để bố trí vườn mẫu thuốc nam ngay trong khuôn viên với 95 cây thuốc, có ngăn từng ô để phân loại từng nhóm thuốc. Tại vườn thuốc, các cán bộ xã luôn quan tâm, chăm sóc, bổ xung các cây thuốc mẫu. Hàng tháng, quý trạm còn tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tuyên truyền những bài thuốc thông thường cho hội viên, nhằm hỗ trợ tuyên truyền cho nhân dân biết công dụng, cách trồng thuốc nam.
2, Danh mục một số cây thuốc nam đặc trưng tại trạm y tế xã Lê Lợi
Tt
Tên thuốc
Bộ phận dùng
Công dụng
Hình ảnh

1
Cỏ xước
(ngưu tất)
Lá, rễ
Chữa viêm khớp, đau bụng kinh nguyệt không thông, đau nhức xương khớp

2
Lá lốt
Toàn cây
Chữa đau khớp, đau xương, đau lưng, đau đầu tê dại, ra mồ hôi, tiêu hóa kém, đầy hơi, đau bụng, ỉa chảy, đau răng

3
Náng hoa trắng
Lá, củ
Chữa bong gân, đau lưng, viêm khớp, giảm sưng đau xương khớp


4
Cây ráy
(Thiên niên kiện)
Củ
Chữa mụn nhọt, ghẻ sưng bàn tay, bàn chân

5
Sài đất
Toàn cây bỏ rễ
Bệnh ngoài da, mụn nhọt, chốc, lở, đau mắt, viêm bàng quang
6
Rau sam
Toàn cây bỏ rễ
Chữa lỵ, vi khuẩn, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang, viêm vú, trĩ xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu, ký sinh trùng đường ruột, sỏi niệu
7
Chó đẻ răng cưa (Diệp Hạ Châu)
Toàn cây bỏ rễ
Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận, đái máu, chữa mụn nhọt, sưng đau
8
Đơn đỏ (Long thuyền hoa, Nam mẫu đơn)
Tiêu độc, trị mụn nhọt, mẩn ngứa

9
Ích mẫu: sung úy (cành lá), sung úy tử (quả)
cành lá chưa có hoa
Có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, điều kinh, trục ứ huyết, chữa các bệnh của phụ nữ như rong huyết, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ

10
Bồ công anh hay rau bồ cóc, diếp hoang, mót mét, mũi mác
Toàn cây
Chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu
Chữa lỵ
11
Cỏ sữa
Chữa lỵ mạn tính
12
Mơ tam thể
Chữa lỵ


13
Nhọ nồi (cỏ mực)
Lá, cây
Chữa nôn ra máu, làm lành vết thương, hạ sốt






        Trong những cây thuốc trên, có những cây vừa làm thuốc, vừ làm cảnh như; hòe hoa, trinh nữ hoàng cung, đinh lăng, cây thuốc bỏng, náng hoa trắng, huyết dụ
        Lại có những cây vừa làm thuốc , vừa làm rau, gia vị như: chanh, ngải cứu, rau mùng tơi, đay, sả, gừng, tía tô, kinh giới, xương song, rau má, lá lốt, rau ngót, ớt, thiên lý, giấp cá.
3, một số bài thuốc y học cổ truyền được tuyên truyền sử dụng tại địa phương để chữa các bệnh thông thường
a, Chữa cảm cúm
         Thể phong hàn: sốt nhẹ, không ra mồ hôi, ngạt mũi, nước mắt, nước mũi trong, rêu lưỡi mẳng trắng.
         Lá tía tô 15g, kinh giới, hương nhu, cúc tần, gừng tươi mỗi thứ 10g, đun sôi 15 phút, uống ấm, uống xong đắp chăn cho ra mồ hôi, cũng có thể xông cho toát mồ hôi
         Thể phong nhiệt: bệnh nhân sốt cao, sợ gió, đau dầu, khát nước, nước mũi đặc, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng, mạch nhanh
         Cỏ chỉ thiên 20g, lá cối xay, cam thảo đất 10g, bạc hà 10g, gừng tươi 3g. Đun sôi 15 phút cho bệnh nhân uống
b, chữa tiêu chảy
        Búp ổi, củ riềng, củ sả mỗi thứ 8g sao vàng, sắc uống
         Búp ổi 4g, vỏ quýt khô 6g, gừng tươi 8g, củ sả 8g, sao vàng sắc uống
c, chữa viêm họng
          Sài đất 100g, cỏ chỉ thiên 100g, sắc uống trong 3 ngày, mỗi ngày 1-2 lần
d, tiêu độc, chữa mẩn ngứa, mụn nhọt
- Kim ngân hoa 20g, kế đầu ngựa 10g, 500ml nước, sắc uống 3-5 lần trong ngày
- Bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân 5g, ké đầu ngựa 10g, cam thảo đất 2g. Nước 500ml, sắc uống 3-5 lần/ngày
e, thủy đậu
     Thủy đậu, còn gọi là thủy hoa, dân gian gọi là bệnh trái rạ. Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn
+  Bệnh nhẹ
         - Triệu chứng: sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều
        - Phép chữa: thanh phong sơ nhiệt
        - Bài thuốc: lá dâu dằm tươi 30g rửa sạch, lá tre tươi 20g, cỏ mần trầu tươi 20g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20g, thái ngắn. Nước 1000ml, sắc còn 300ml, mỗi lần uống 30-50ml, chia uống trong ngày.
         - Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiểu tiện bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội, tắm rửa, tránh gió, điều dưỡng tốt
+ Bệnh nặng
          - Triệu chứng: sốt cao,buồn phiền, khát,thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.
          - Phép chữa: thanh nhiệt, giải độc là chủ yếu
          - Bài thuốc: vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30g, sau om tươi rửa sạch, quả dành dành 16g, rễ cỏ tranh 12g. bài thuốc nên sắc 2 lần. lần 1 cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600ml nước sắc còn 200ml dồn lại với thuốc thứ nhất, cô lại còn 300ml chia 2 lần, uống trong ngày
g, điều hòa kinh nguyệt
            - Bài thuốc: củ gấu (chế) 20g, ích mẫu 16g, rau má tươi 40g. cỏ nhọ nồi (sao) 40g,sinh địa 20g, chỉ xác (sao đen) 16g. Các vị cho vào ấm đổ 800ml nước sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày
h, đau bụng lạnh
           - Bài 1: củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày, dùng trong 3 ngày
          - Bài 2: gừng tươi 50-80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với 1 tách nước sôi, uông ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống
           - Bài 3: củ riềng 8g, đại táo 5g, sắc với 300ml còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày, uống 3-4 ngày
          - Bài 4: ngải cứu tươi 100g, thịt lợn 100g băm nhỏ, xào qua cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước đun sôi, cho rau ngải cứu vào. Canh sôi 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục 2-3 ngày.

C: KẾT LUẬN CHUNG
        Qua thời gian thực tập tại trạm y tế xã Lê Lợi, nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cán bộ nhân viên y tế. Em đã rút ra được nhiều bài học thực tế, biết cách vậ dụng lý thuyết vào thực hành cả về chuyên môn và kinh nghiệm, kĩ năng giao tiếp, điều tra cộng đồng dân cư của người nhân viên y tế cơ sở.
Trạm y tế đã và luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người dân, cán bộ y tế của trạm luôn làm việc với trách nhiệm cao, theo đúng quy chế của ngành, thận trọng, tỷ mỉ chính xác trong việc chẩn đoán, chữa bệnh và sử dụng thuốc.
Một số ưu nhược điểm của trạm.
+ Ưu điểm :
- Cán bộ và nhân viên có trình độ chuyên môn vững chắc nhiệt tình hăng say với công việc tinh thần trách nhiệm.
- Có phương tiện truyền thông để tuyên truyền, vận động
- Phục vụ tận tình đến từng thôn trong phường
- Chấp hành đúng quy định của ngành mà pháp luật đã đề ra, nêu cao tinh thần đạo đức của người thầy thuốc.
+Nhược điểm:
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ
- Lượng thuốc nam chưa được phong phú
- Chưa có cán bộ chuyên trách lĩnh vực YHCT nên em chưa có điều kiện học tập và áp dụng nhiều kiến thức kỹ năng YHCT vào thực tế điều trị tại địa phương.
Qua đây em chân thành cảm ơn các thầy cô có trong Trường Trung cấp Y- Dược Lê Hữu Trác đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về y học, kiến thức về tổ chức y tế các kĩ năng giao tiếp. Cảm ơn cán bộ nhân viên trạm y tế xã Lê Lợi đã cho em những kiến thức cơ bản, những bài học thực tế để tưng bước hoàn thiện nghề nhiệp bản thân.       
Xin chân thành cảm ơn!                                                    
                                                                                      Lê Lợi, tháng 04 năm 2015                                                                               
                                                                                        Người Viết Báo Cáo                                      
     
                                                         
                                                                  Nông Hồng Nhi