Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

16 VỊ THUỐC KHÔNG NGỜ TỪ CÂY DÂU TẰM

Hầu hết các bộ phận của cây dâu tằm đều có vị thuốc quý, kể cả những thứ bám vào cây dâu (như tầm gửi, tổ bọ ngựa, sâu dâu...). Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu khái quát 16 vị thuộc được lấy trực tiếp và gián tiếp từ cây dâu để các bạn tham khảo.
Cành, quả cây dâu
1; Tang thầm (Qủa dâu)
Tang thầm có vị ngọt, tính hàn; Vào kinh tâm, can, thận; Bổ âm, dưỡng huyết, sinh tân, nhuận trường; Tang thầm chữa bệnh đái đường, lao hạch, mắt mờ, ù tai, thiếu máu, tóc bạc sớm. Dùng phối hợp tang thầm với hà thủ ô, nữ tinh tử và mặc hạn liên.  Khát và khô miệng do thiếu dịch trong cơ thể hoặc đái đường biểu hiện khát thèm uống nước, đái nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp tang thầm với mạch đông, nữ trinh tử và thiên hoa phấn.  Táo bón do khô ruột: Dùng phối hợp tang chi với hắc chi ma, hà thủ ô và hoạt ma nhân.
2; Tang chi (Cành dâu)
Vị đắng, tính ôn; Vào kinh Can; trừ phong, thấp. Chủ trị: Hội chứng ứ bế phong thấp như đau khớp, co thắt chân tay: Dùng Tang chi với Phòng kỷ, Mộc qua và Lạc thạch đằng hoặc dùng một mình Tang chi.
3; Tang bạch bì (Vỏ rễ cây dâu)
Vị ngọt, tính hàn; Qui kinh phế; thanh nhiệt ở phế và dịu hen. Lợi tiểu, chữa phù. Chỉ định và phối hợp: Phế nhiệt biểu hiện như ho nhiều đờm và hen: Dùng phối hợp tang bạch bì với địa cốt bì và cam thảo dưới dạng tả bạch tán.
(Kinh nghiệm dân gian: dùng sợi tơ chỉ vỏ cây dâu làm chỉ khâu vết thương hở sau đó dùng tiết gà bôi vào vết thương lành chỉ sẽ tự tiêu)
4; Tang anh (Bướu của cây dâu)
Tác dụng chữa đau dạ dày và chứng đau nhức các khớp (tán bột hoặc sắc nước uống)
5; Tang đồ trùng ( Con sâu cây dâu)
Dùng cho trẻ em trốc lở đầu, hóc xương, vướng ở cổ (sắc lên uống), đau tức ngực dữ dội, vết thương không đầy, có tác dụng đối với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe cho người già yếu. Cách dùng nướng 1-2 con sâu dâu cho trẻ ăn 1-2 lần/ngày. Hoặc dùng ngâm rượu cho người lớn (có thể phối hợp với 1 số loại thuốc khác để tăng tác dụng). Chú ý cách bắt sâu, vì ban ngày sâu chui xuống đất, ban đêm mới bò lên thân cây để đục thân, vì vậy phải bắt vào khoảng 21 giờ - 4 giờ sáng, dùng dao bén phạt vào thân cây, dưới chỗ phân đùn ra chừng 15-20 cm, làm nhanh gọn, dứt khoát, nếu không sâu sẽ chui xuống đất.
6; Tang du (cành nhỏ cho vào nồi đất đậy kín đun lấy cái nhựa chảy ra từ các cành dâu).
Tác dụng: Chữa tóc bạc (lấy nhựa chải lên đầu cho tóc đen lâu).
Điều trị chứng lở loét mặt trẻ em dùng thêm với bài thuốc:  khinh phấn 15g, hùng hoàng 15g, bạch thược 15g, hoạt thạch 15g, lưu huỳnh 30g, mật lợn 1 cái, xuyên sơn giáp 15 cái, vỏ trứng gà 15 cái (vỏ trứng gà đốt tồn tính) các vị thuốc tán bột trộn với mật lợn và dầu cây dâu làm thuốc bôi vào vết lở loét.
7; Tang cốt đốt: (Đầu cành non cây dâu)
Chặt đầu cành ngâm rượu điều trị chứng phong thấp
8; Tang diệp (Lá cây dâu)
Tác dụng chữa bệnh: lá dâu (tang diệp) có tác dụng hạ sốt, chữa cảm mạo, hạ huyết áp, làm sáng mắt, chữa chứng mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, chứng thổ huyết, làm lành vết thương.
Ngoài ra còn có vị thuốc gọi là Tang diệp lộ (lá dâu đun nước, lấy nước đó phơi sương, tránh bụi bẩn dùng rửa mặt làm đẹp da, rửa mắt điều trị chứng mắt có tia máu đỏ)
9; Tang hoa: (Hoa cây dâu)
Điều trị chứng sôi bụng, mũi đỏ, nôn ra máu (thổ huyết) dung 5g sắc uống
10; Tang sái hỏa (Lửa của cây dâu)
Dung lửa cây dâu thúc đẩy độc tố mụn nhọt trong cơ thể ra ngoài (bằng cách xông, hơ qua lửa)
11; Tang sài hồ ( Cành, than cây dâu đốt lấy than)
Điều trị mụn nốt ruồi, kích thích mọc da non (dung than cây dâu xát vào nốt ruồi hoặc bôi vào vùng da non đang mọc)
12; Tang Thầm Tử (Rượu từ qủa dâu)
Lấy quả dâu chín ép lấy nước, dùng nước quả dâu nấu cơm để làm rượu. Tác dụng kích thích ngũ tạng, tăng cường trí thông minh.
13; Tang ký sinh (Cây tầm gửi trên cây dâu):
Có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh). Tổ bọ ngựa trên cành dâu (tang phiêu tiêu): có tác dụng trị chứng đái dầm ở trẻ nhỏ, di tinh, liệt dương. Cách dùng lấy tổ bọ ngựa nướng vàng, tán mịn, ngày dùng 10 gr, chia làm 2 lần, dùng liên tục 15-20 ngày. Cần chú ý tang ký sinh và tang phiêu tiêu là hai vị thuốc rất quý và hiếm, cần thận trọng khi thu mua, vì chỉ có ở những cây dâu lâu năm, còn dâu trồng theo dạng công nghiệp thì không thể có được.
14; Tang ký sinh thật (Quả cây Tầm gửi trên cây dâu)
Chữa sáng mắt: Lấy 5g  Tang ký sinh thật sắc bằng nồi đất lấy nước uống (kiêng lửa trực tiếp, các loại nồi bằng kim loại)
15; Tang nhĩ: (Mục nhĩ mọc trên cây dâu)
Điều trị: kinh nguyệt phụ nữ không đều (sao vàng sắc uống 5g)
Vị thuốc này có độc nên không dùng làm thức ăn
16; Tang phiêu tiêu (Tổ bọ ngựa, ổ cào cào đeo dâu),
Theo sách cổ thì Tang phiêu tiêu có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu, có tác dụng bổ thận, ích tinh, giảm đau chữa mồ hôi trộm, đái nhiều về đêm, xuất tinh

sớm, di tinh, liệt dương, đau lưng, trẻ em đái dầm, người cao tuổi đái són, phụ nữ kinh bế, khí hư.
(Sưu Tầm)