Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

ÂM DƯƠNG - NGŨ HÀNH CỦA TIẾNG VIỆT

                                    
Âm dương:

Âm, dương là hai loại khí lớn trong vũ đại trụ. Theo học thuyết Âm – dương, khí tĩnh thuộc âm, khí động thuộc dương. Khí âm dương trong vũ trị, tuy thuộc tính của chúng đối nghịch, nhưng chúng luôn bám chặt lấy nhau, hỗ trợ nhau sinh thành. Kiềm chế nhau trong khuôn khổ, giữ cho mối tổng hoà được tồn tại trọn vẹn bền vững.

Các cụ ta xưa cũng chia 6 thanh tiếng Việt làm hai loại: Thanh bằng và thanh trắc.

Thanh bằng

Là âm thanh của tiếng nói êm ái, hiền hoà, mang tính tĩnh. Thuộc tính âm, chúng gồm có hai thanh, đoản bình thanh và trường bình thanh.

Thanh trắc

Là âm thanh của tiếng nói ở những cung bậc cao thấp khác với thanh bằng. Âm thanh phát ra trúc trắc, uốn lượn, cộc cằn, mang tính động cao, thuộc dương tính. Chúng gồm các thanh: Thượng, khứ, hồi, và hạ thanh.

Qui phạm sáng tác thơ văn cổ Việt Nam, cân bằng âm dương trong từ ngữ được coi là khuôn vàng, thước ngọc, gọi là niêm luật. Khi muốn học thơ, văn, trước hết phải học niêm luật. Xin lấy một bài mẫu niêm luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt làm ví dụ:

Bằng bằng trắc trắc trắc bằng bằng,
Trắc trắc bằng bằng trắc trắc bằng,
Bằng trắc trắc bằng bằng trắc trắc,
Trắc bằng bằng trắc trắc bằng bằng.

Trong ví dụ trên, chúng ta thấy sự đối nghịch bằng, trắc trong từng câu, giữa các cặp câu rất rõ rệt. Nhưng tổng thể các đối nghịch đó đã được tạo dựng thành một bức tranh giai điệu của âm thanh có bố cục chặt chẽ, đẹp đẽ, khó bề làm khác đi được.

Ngũ hành

Ngũ hành là năm loại khí hoá. Chúng là tác nhân biến hoá vạn vật.

Khí hóa ở bốn mùa là: Xuân sinh; Hạ trưởng; trưởng Hạ hoá; Thu thâu; Đông tàng.

Khí hoá thấy rõ nhất ở các loài: Xuân cây (Mộc); Hạ lửa (Hoả); trưởng Hạ đất (Thổ); Thu quặng đá kết tinh (Kim); Đông nước đông lại thành băng (Thuỷ). Năm loài này được dùng làm đại biểu khí hoá của ngũ hành: Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ.

Khí hoá ở bốn phương là: Phương đông hành Mộc; phương Nam hành Hỏa; trung ương hành Thổ; phương Tây hành Kim; phương Bắc hành Thuỷ.

Khí hoá ở vị trí cao thấp là: Mặt trời trên cao nhất, hành Hoả; loài cây ở dưới mặt trời, nhưng cao hơn mặt đất, hành Mộc; đất ở dưới loài cây, hành Thổ; loài quặng, đá ở dưới đất, hành Kim; nước sinh ra từ dưới các lớp đất, đá, hành Thuỷ.

6 thanh của tiếng Việt, theo tương ứng vị trí của ngũ hành cao thấp khác nhau, phân thành năm hành như sau:

Thượng thanh ở vị trí cao nhất, hành Hoả.

Khứ thanh, vị trí dưới thượng thanh, hành Mộc.

Đoản bình thanh và trường bình thanh, vị trí đều ở dưới khứ thanh, lại ở giữa sáu thanh, hành Thổ.

Hồi thanh, vị trí ở dưới trường bình thanh, hành Kim.

Hạ thanh, vị trí ở dưới hồi thanh, hành Thuỷ.
Theo www.tuhai.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét