Định nghĩa về giác hơi cho biết: “Giác hơi còn gọi là Bạt Quán 拔罐 hay Hỏa Quán Liệu Pháp 火罐療法, lấy Quán 罐, có thể coi là các vật hình trụ tròn có đáy nói chung, như cốc, ống.v.v..., được làm bằng nhiều chất liệu như trúc, sành sứ, thủy tinh, tạo ra vùng chân không 真空 úp nhanh trên huyệt hoặc các bộ vị trên da của cơ thể bằng cách dùng lửa đốt vào trong lòng của ống giác, tạo ra phản ứng xung huyết cục bộ, có tác dụng chữa bệnh”. Định nghĩa thì thật rõ ràng, không có gì cần bàn cãi, và thường ngày đến với các bệnh viện Y học cổ truyền, giác hơi không thể thiếu trong các khoa lâm sàng. Như vậy thì GIÁC là gì, lại là một điều không phải ai cũng quan tâm để ý. Giác hơi, ngoài cái tên ngày nay vẫn thường dùng là Bạt Quán Pháp, thời cổ đại còn được gọi là Giác Pháp 角法,trong đó Giác 角 có nghĩa là các loại sừng trâu, bò, dê, sau này dùng như các đồ tửu khí 酒器 (Đồ dùng đựng uống rượu và tế lễ), được phát triển bằng cách mô phỏng hình dáng trên các chất liệu sành sứ, sắt, đồng.v.v... Về phương diện âm Hán Việt, chữ Giác 角 còn có một cách đọc khác là Cốc, và chính âm này đã được lưu giữ và sử dụng trong tiếng Việt với âm Cốc, chỉ vật hình trụ tròn dùng để uống, đựng chất lỏng như ta thấy ngày nay. 角 Giác bắt nguồn từ nét nghĩa sừng các loài thú như thế, trở thành Cốc, đồ vật đựng, uống chất lỏng hàng ngày, còn được dùng làm một công cụ trị liệu trong phương pháp Giác hơi của Y học cổ truyền là như vậy.
Nguyễn Hạnh (05/2013).
|
Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013
VỀ CHỮ GIÁC TRONG PHƯƠNG PHÁP GIÁC HƠI CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét