Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Cách bào chế: CAO BAN LONG



Mấy năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng có chất lượng hơn, vì vậy việc sử dụng thuốc và dược phẩm dinh dưỡng cũng được người ta lựa chọn, tuỳ theo kinh tế gia đình và trình độ hiểu biết mà sự lựa chọn cũng đa dạng.
Nắm bắt được tình hình đó một số công ty dược phẩm nước ngoài đã tung nhiều sản phẩm vào thị trường nước ta, trong đó có nhiều sản phẩm dược phẩm dinh dưỡng như viên nang lô hội của Mỹ, viên nang và các chế phẩm từ sâm nhập từ Hàn quốc, một số thực phẩm chức năng, dược phẩm vi lượng từ Đông Âu và Trung quốc... giá thành của chúng rất cao so với sản phẩm thuốc ta.
Thiết nghĩ Việt Nam cũng có nguồn dược liệu rất quý, cũng có thể nói là hiếm như: sâm ngọc linh, hoàng liên, ba kích, trầm hương, hải sâm, tắc kè, cá ngựa, nhung hươu, sừng hươu... giá trị thực tế về dinh dưỡng, cũng như về hiệu quả điều trị thực tế trên lâm sàng mang lại hiệu quả rất cao.
Thuốc ta có khác thuốc ngoại nhập xét về mặt công nghệ, quảng cáo, nhưng về giá trị thực tế hoàn toàn không thua kém gì. Nếu chúng ta có nguồn đầu tư đủ lớn để tập trung nghiên cứu sản xuất thì bên cạnh việc bảo tồn nguồn tài nguyên dược liệu quý hiếm, cũng đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về nuôi trồng, sử dụng và bảo vệ nguồn dược liệu quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên, mặt khác còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài, làm giàu cho đất nước, xứng với tâm nguyện của các bậc tiền nhân: "thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.
Trong số dược liệu kể trên, tôi đề cập đến sản phẩm cao ban long, để mọi người hiểu thêm, mong muốn mang lại sức khoẻ cho cộng đồng, và để dần dược phẩm của ta có chổ đứng trong làng dược liệu quốc tế.
Cao ban long có tên khoa học là: collacor nuscervi. được chế bằng cách nấu chiết bằng gạc hươu, nai và cô dần cho đặc thành cao rất công phu. Trong đó thành phần chủ yếu gồm: gelatin, một số axit amin, can xi phot phat, can xi cac bô nat, chất nội tiết kích thích sinh trưởng...
Theo Y Học cổ truyền (YHCT) cao ban long còn có tên là: Bạch long, bạch giao, thực giao, lộc giác giao...có vị ngọt, tính ấm quy các kinh: can, tỳ, thận. Đây là loại thuốc ôn bổ hạ nguyên, bồi bổ dương đạo, sinh tinh tuỷ, cứng gân xương, bổ huyết, chỉ huyết.
Chủ trị các chứng: di tinh người bị hoại huyết, thiếu máu, đầu óc choáng váng, mắt mờ, suy nhược tạng phủ, lao lực, người già suy yếu, lưng gối mỏi đau, băng lậu ở phụ nữ, hiếm muộn con do rối loạn chức năng nội tiết (YHCT cho là xung nhâm bị hư tổn), an thai.
Theo quan sát của người xưa thì hươu, nai là loài thú sống được rất lâu, tinh tuỷ của nó rất sung mãn, vì chúng ăn được nhiều thảo dược quý ở rừng sâu, nên rất tinh nhanh, tai thính, mắt sáng, mũi rất nhạy cảm, chân chạy rất nhanh và dẻo dai, xét về các loài thú ở rừng thì khó có loài nào nhanh bằng.
Sừng hươu - nai cũng có phần đặc biệt hơn các loại sừng thú khác, vì sừng nó đặc chứa nhiều tinh tuỷ hơn, chứ không rỗng như các loại sừng khác, vả lại sự phát triển của nó cũng rất nhanh, vì trong độ hai tháng nó có thể phát triển nặng đến 20kg. Với những đặc tính như vậy nó được coi là loại dược phẩm quý, thích hợp với việc bổ sung tinh tuỷ và khí lực cho con người.
Ứng dụng lâm sàng:
Độc long ẩm
Công thức:
Cao ban long
Cách dùng:
Mỗi ngày dùng 10g chia làm hai lần, bằng cách đun cách thuỷ hoặc cho vào cháo nóng khuấy tan uống ấm.
Công dụng:
Bổ tinh, sinh tuỷ, mạnh gân xương, đau liệt, nhức đầu do thấp nhiệt thuộc chứng dương hư; thiên khô co rút. Đàn ông di tinh đái đục; phụ nữ khí hư bạch đới, huyết khô tinh bế, nhiệt quá sinh động thai, sau khi sinh mất máu, sinh háo khát ra nhiều mồ hôi, mất tân dịch; quả là phương thuốc hay!
Nhị long ẩm
Công thức:
Long nhãn 40g
Cao ban long 40g
Cách dùng:
Cho long nhãn vào nồi, đun kỹ nhỏ lửa với 500ml nước, cho đến khi nước keo đặc lọc bỏ bã cho cao ban long vào khuấy tan. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê trước bữa ăn.
Công dụng:
Chữa các chứng mất ngủ, đổ mồ hôi trộm, sốt về chiều, háo khát đại tiện táo bón, miệng lở mắt vàng kém ăn.

Hữu quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư).

Thục địa 100g
Câu kỷ tử 50g
Chế phụ tử
50g
Sơn dược 50g
Thỏ ty tử 50g
Nhục quế
50g
Sơn thù 50g
Đỗ trọng 50g
(đều 20g)
Cao ban long 50g
Đương quy 20g
Cách dùng:
Thảo mộc rửa sạch, sấy khô tán mịn, thục địa cùng mật ong và cao làm thành dung dịch, trộn với thuốc bột làm hoàn, mỗi hoàn 10g mỗi ngày uống hai lần, vào buổi sáng và buổi tối mỗi lần uống hai hoàn.
Chủ trị:
Thận dương hư suy, mệnh môn hoả suy, hư lao, sợ lạnh, tay chân lạnh, dương nuy, di hoạt tinh hiếm muộn, phân nát, đái són, đau lưng mỏi gối (theo một số tài liệu, y học Trung quốc đã áp dụng, phối hợp điều trị chứng tiểu đường tuýp 2)

Bổ tỳ thận hoàn
Công thức:
Chánh bạch truật (sao cám) 20g
Bổ cốt chỉ(sao muối) 20g
ích trí nhân (sao bỏ vỏ) 20g
Quy đầu (sao rượu) 20g
Nhục đậu khấu 10g
Ngưu tất bắc 20g
Hoài sơn (sao hoàng thổ) 20g
Phục thần 30g
Cao ban long 50g
Cách dùng: l
Làm hoàn mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần uống 10g vào lúc đói buổi sáng và buổi tối, chiêu với nước muối loãng.
Chủ trị :
Đi đái đêm nhiều lần, phân lỏng hay đau bụng, người già suy nhược, lưng gối mỏi đau, ăn kém chậm tiêu.
Cốm thuốc bổ tỳ chống còi xương.
Công thức:
Nhân sâm 8g
Bạch truật 10g
Bạch biển đậu 10g
Chích hoàng kỳ 12g
Phục linh 12g
Cam thảo 5g
Bổ cốt chỉ 10g
Lộc giác sương 20g
Cao ban long 50g
Cách dùng :
Mỗi lần dùng 5g, ngày ba lần trước bữa ăn.
Công dụng :
Trẻ em còi xương chậm lớn, chân tay yêu mềm, đi lại khó khăn, đi ngoài phân sống.
Rượu bổ thận tráng dương
Công thức:
Ba kích 20g
Nhị hồng sâm 20g
Bổ cốt chỉ 8g
Ích trí nhân 8g
Nhục thung dung 15g
Tục đoạn 20g
Kỷ tử 20g
Đương quy 15g
Cao ban long 100g
Đường phèn 30g
Cách dùng :
Cho bốn lít rượu ngon ngâm 30 ngày, uống 15ml trước khi đi ngủ, hoặc pha loãng với nước lọc uống.
Công dụng:
Thận dương suy yếu dẫn đến liệt dương, phòng dục quá độ, các chứng di mộng, hoạt tinh, đau lưng, đau gối, an thần, kích thích tiêu hoá.



Theo www.tuhai.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét